Mất cân đối, thiếu bình ổn về giá đó chính là vấn đề mà ngành giấy đang gặp phải, tính tới thời điểm hiện nay. Vậy trước tình hình khó khăn, bất ổn nói trên thì ai sẽ là người chịu thiệt? Để có được câu trả lời chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một vài ghi nhận dưới đây.
Xem thêm: Những hạn chế cần khắc phục của ngành in ấn Việt
“Cung không đủ cầu” tình hình chung của thị trường giấy
Theo các chuyên gia nhận định: Dấu hiệu thiếu giấy không chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây mà đã là tình hình chung của ngành giấy Việt từ xưa đến nay. Mặc dù trong những năm gần ngành sản xuất giấy đã tăng trưởng mạnh với tốc độ mạnh mẽ nhưng thực tế nó chỉ mới đáp ứng được khoảng 64% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó ngành lượng giấy hiện tại không đủ nguồn để cung cấp tốt cho ngành in ấn bao bì giấy, đặc biệt là các nhu cầu in ấn chất lượng cao như in hộp giấy cao cấp, túi giấy loại 1,…
Một số đại diện ngành in ấn cho biết, hiện nay, họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu giấy để phục vụ cho nhu cầu in ấn. Để có đủ nguyên liệu để duy trì hoạt động sản xuất, các công ty in bắt buộc phải “gồng mình” nhập khẩu các loại giấy giá cao từ các quốc gia có nền công nghệ in ấn phát triển. Và theo kết quả ghi nhận thì mỗi năm ngành in Việt phải nhập từ 600.000 – 800.000 tấn bột giấy nguyên liệu và dĩ nhiên đây là một con số không hề nhỏ.
Thiếu nguyên liệu in ấn, nguồn “cầu” vượt mức kiểm soát
Giá giấy tăng cao mất kiểm soát
Việc khan hiếm nguồn giấy đồng nghĩa với việc các loại giấy cũng đồng loạt tăng giá mạnh mẽ. Chỉ trong 9 tháng đầu gần đây giá giấy đã tăng một cách thiếu kiểm soát. Trung bình giá nguyên liệu giấy trong nước tăng từ 40-50%, còn giấy ngoại nhập cũng tăng từ 20-40%. Dự tính trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu in ấn bao bì,túi giấy, hộp giấy, in thùng carton giá rẻ, ấn phẩm, tạp chí, lịch,…tăng cao để phục vụ thị trường tết.
Thiệt thòi thuộc về ai?
Việc nguồn giấy khan hiếm, giá giấy tăng cao đang khiến cho không ít đối tượng điều đứng:
+ Các đơn vị in ấn: Mặc dù giá giấy tăng mạnh nhưng để tăng cường sức cạnh tranh thì các Công ty in bao bì không thể tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí đầu tư. Vì vậy việc làm ăn không chỉ không có lời mà có không ít các doanh nghiệp đang gồng mình chịu lỗ để giữ chân khách hàng. Nếu cứ tình trạng này kéo dài thì chắc chắn các doanh nghiệp in ấn sẽ nhanh chóng đóng cửa.
Các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng chịu lỗ, rất có thể phải dóng cửa
+ Với người tiêu dùng: Lẽ dĩ nhiên với tốc độ tăng chóng mặt của giá giấy thì ngành in bắt buộc phải điều chỉnh giá để “cầm hơi”. Việc điều chỉnh giá tăng này sẽ khiến người dùng khó lòng tìm được các Công ty, các dịch vụ in ấn bao bì giá rẻ.
Đâu là giải pháp?
Đâị đa số các chuyên gia đều nhận định để giải quyết được tình hình khó khăn trong vấn đề khan hiếm, tăng giá giấy thì ngành sản xuất giấy in, bột giấy cũng như các cơ quan chức năng có liên quan cần có sự đầu tư dài hơi và cần phải được tính toán cẩn trọng.