Vật liệu nào phù hợp cho vải in dệt kỹ thuật số?

In dệt kỹ thuật số là sự đổi mới mới nhất và mở ra trang mới cho ngành công nghiệp vải in. Các hình thức in truyền thống đang dần chuyển đổi sang in kỹ thuật số và mang lại rất nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như tốc độ sản xuất nhanh hơn, khả năng in các thiết kế phức tạp và hoa văn tinh xảo… Vậy in kỹ thuật số trên vải phù hợp với những nguyên liệu nào, bạn đang quan tâm tới lĩnh vực này hãy cùng tìm hiểu.

Giải thích sơ qua về công nghệ in dệt kỹ thuật số

In dệt kỹ thuật số là phương pháp in dựa trên máy in phun và có thể in các thiết kế chất lượng cao trên nhiều loại vải. Tuy nhiên, có một số loại vải không phù hợp với kỹ thuật in này. Tại sao lại có một số loại vải nhất định không thể sử dụng cho in kỹ thuật số? Để hiểu được điều này cần phải hiểu công nghệ đằng sau kỹ thuật số là gì?

Trong in dệt kỹ thuật số, trước tiên vải cần phải được xử lý sơ sau đó cho vải chạy qua máy in phun ở tốc độ cao. Máy in kỹ thuật số sử dụng thiết kế có thể in của tệp dữ liệu kỹ thuật số, đọc thông tin màu phù hợp và in màu lên vải.

Vải được tô màu bởi những giọt mực li ti được tạo nên bởi vô vàn đầu in. Các đầu in này được đặt ở vị trí cách bề mặt vài vài mm (công nghệ SPGPrints Archer cho phép khoảng cách 4 mm so với đế).

Vật liệu trong in dệt kỹ thuật số

In dệt kỹ thuật số được sử dụng nhiều đầu in nên thiết kế được đảm bảo cho ra bản in chất lượng cao và tốc độ sản xuất nhanh. Tuy nhiên, do đầu in gần với vải nên một số vật liệu không thể sử dụng trong in dệt kỹ thuật số như các loại vải  có cấu trúc sợi lỏng lẻo dễ tiếp xúc với đầu in có thể gây hỏng vật liệu và cả thiết kế.

Kỹ thuật in dệt kỹ thuật số có thể sử dụng cho cả vải dệt thoi và dệt kim. Những vật liệu được chỉ định cụ thể dưới đây.

Cotton (Bông)

Cotton là một loại sợi tự nhiên đặc biệt là trong ngành công nghiệp thời trang, được sử dụng rộng rãi cho quần áo vì khả năng kiểm soát độ ẩm, thoái mái và độ bền cao. Vải cotton có thể in dệt kỹ thuật số. Để có chất lượng cao nhất, hầu hết các máy in kỹ thuật số đều sử dụng loại mực phản ứng vì loại mực này cung cấp độ bền giặt cao nhất cho các bản in trên cotton.

Viscose

Viscose là vải được làm từ chất xơ của sợi cenllulose tái sinh của các loại cây như tre, mía, đậu nành… Cấu trúc của sợi vải này tượng tự như cotton và cũng rất phổ biến trong thời trang đặc biệt trong mùa hè.

Vicose có thể in bằng công nghệ in dệt kỹ thuật số. Cũng giống như in trên bông, bạn sẽ có kết quả in tốt nhất khi in trên vicose bằng mực phản ứng.

Len

Có thể in trên len bằng máy in kỹ thuật số nhưng phụ thuộc vào loại len bạn đang sử dụng. Nếu bạn muốn in trên len lông – một loại len có nhiều sợi lỏng lẻo bám trên bề mặt – đầu in phun phải được đặt càng xa càng tốt. Sợi len này dày gấp năm lần đường kính của đầu in phun nên rất dễ gây hỏng nghiêm trọng đầu máy in.

Vì lý do này, điều quan trọng là chọn một máy in kỹ thuật số cho phép bạn đặt các đầu in của bạn ở một khoảng cách đáng kể so với bề mặt in. Công nghệ Archer của SPGPrints hỗ trợ khoảng cách đầu máy in là 4mm, so với khoảng cách thông thường 1,5mm của các đầu in khác, cho phép bạn in kỹ thuật số trên bất kỳ loại len nào.

Lụa

Lụa cùng là một loại sợi tự nhiên phù hợp với in dệt kỹ thuật số. Lụa có thể được in bằng mực phản ứng nếu cần sản phẩm có độ bền cao hoặc bằng mực axit nếu ưu tiên tới màu sắc của sản phẩm.

Polyamide lycra

Polyamide lycra là một loại vải được chủ yếu sử dụng cho đồ bơi. Vải polyamide lycra có thể in bằng kỹ thuật số và tốt nhất là được in bằng mực axit. Bằng cách sử dụng mực axit, vải có độ sáng màu cao nhất, độ bền màu và khả năng chống nước muối và clo.

Polyester

Trong vài năm gần đây, polyester đã trở thành một loại vải ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, loại mực được sử dụng phổ biến nhất để in trên polyester là mực phân tán không cho hiệu quả cao khi in bằng kỹ thuật số tốc độ cao. Một vấn đề điển hình là ô nhiễm máy in do sương mù mực.

Do đó, các máy in đã chuyển sang in thăng hoa trên giấy và gần đây đã chuyển thành công sang in trực tiếp trên vải polyester bằng mực thăng hoa. Loại máy in thăng hoa trực tiếp lên vải đắt tiền hơn vì có thêm thiết kế dây đai để giữ vải nhưng nó giúp tiết kiệm chi phí giấy máy in và không cần phải hấp hay giặt vải.

Nhìn chung, in thăng hoa trên polyester cho độ bền thấp hơn một chút so với in dệt kỹ thuật số bằng mực phân tán. Nhưng trong thế giới thời trang đó là một sự đánh đổi chấp nhận được cho sự phát triển bền vững.

Vải hỗn hợp

Vải hỗn hợp là loại vải bao gồm từ hai vật liệu khác nhau, là một thách thức đối với máy in kỹ thuật số. Bởi trong in dệt kỹ thuật số, chỉ có một loại mực có thể được sử dụng mà mỗi loại vải cần một loại mực chuyên dụng để in. Điều này có nghĩa là mực phù hợp với loại vải này có thể sẽ không phù hợp với loại vải khác nên trong vải hỗn hợp có thể màu in sẽ bị nhạt màu.

Nói chung, máy in dệt kỹ thuật số có thể xử lý các loại vải hỗn hợp với mức phân chia tối thiểu 70-30%. Ví dụ loại vải hỗn hợp gồm 70% cotton và 30% polyester có thể được in bằng máy in kỹ thuật số với mực in phản ứng. Tuy nhiên, vải in kỹ thuật số với phân chia 60-40% sẽ hạn chế độ đậm của màu sắc.